Điện mặt trời áp mái được xem là “xương sống” trong chương trình phát triển năng lượng mới và tái tạo ở Indonesia. Tiềm năng điện mặt trời của quốc gia này lên tới 3.295 gigawatt (GW), được phân bổ đồng đều trên khắp cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh có bức xạ mặt trời lớn như Đông Nusa Tenggara, Riau và Nam Sumatra.
Tuy nhiên, do hiện chỉ mới có 204 megawatt (MW) điện mặt trời được khai thác, nên mới đây, Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia (EMR) đã khuyến khích các trường nội trú lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại 100 trường nội trú ở 4 tỉnh Aceh, Tây Java, Trung Java và Đông Java.
Indonesia có hơn 27.000 trường nội trú, trong đó 90% nằm ở miền Tây. Nếu mỗi trường nội trú ở Indonesia lắp đặt một tấm pin năng lượng mặt trời áp mái có công suất 10 kWp, công suất điện bổ sung có thể đạt tới 270 MW.
Đây là một trong những sáng kiến nhằm đạt mục tiêu 23% hỗn hợp năng lượng tái tạo vào năm 2025 của Indonesia, nhất là sau khi Tổng thống Joko Widodo đặt thêm kế hoạch đạt được mục tiêu giảm phát thải của quốc gia vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060. Mục tiêu của Chính phủ Indonesia là lắp đặt một nhà máy điện mặt trời trên mái nhà 3,6 GW, có tiềm năng tăng việc sử dụng hỗn hợp năng lượng sạch lên 0,8%.
Ngoài điện mặt trời, chiến lược phát triển hỗn hợp năng lượng sạch của Indonesia còn bao gồm phát triển các nhà máy thủy điện, địa nhiệt, cũng như thủy điện quy mô lớn, đã áp dụng một số công nghệ thân thiện với môi trường như công nghệ thu giữ, lưu trữ và sử dụng CO2 cũng như công nghệ siêu điện lưới.
- Giảm mạnh điện than, tăng năng lượng tái tạo (24.08.2022)
- Việt Nam ưu tiên phát triển năng lượng sạch (17.03.2022)
- Nông dân vùng sâu tự lắp điện mặt trời công suất lớn (14.03.2022)
- Siêu dự án điện mặt trời nổi (11.03.2022)
- Cô, trò vùng cao thấp thỏm 'canh' điện mặt trời để soạn giáo án, học bài (11.03.2022)
- Năng lượng tái tạo phát triển “ồ ạt”, Bộ Công Thương yêu cầu rà soát (10.03.2022)
- Đức chi 220 tỷ USD cho chuyển đổi công nghiệp đến năm 2026 (10.03.2022)