DMCA.com Protection Status
CÔNG TY TNHH KHẢI MINH TECH
 Email: info.khaiminhtech@gmail.com
facebook
 Hotline: 0906633505
Lắp đặt điện mặt trời Khải Minh
Chinh sach khách hàng
Lắp đặt điện mặt trời Khải Minh
Lắp đặt điện mặt trời Khải Minh
Hướng dẫn tính suất đầu tư và thời gian hoàn vốn cho hệ thống điện mặt trời 1MWp
 

Một số chủ đầu tư đang dự định đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời công suất <1MWp để bán điện lại cho lưới điện quốc gia tuy nhiên đang còn băn khoăn xung quanh các vấn đề như lựa chọn công nghệ, suất đầu tư, thời gian hoàn vốn, giá bán điện, mức sinh lời, cơ sơ pháp lý…

Trước tiên cơ sở pháp lý :

Ngày 11 tháng 4 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 11/2017/QĐ-TTg phê duyệt cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, trong đó bao gồm các nguồn điện trên mái nhà đấu nối vào lưới điện quốc gia. Để triển khai Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg nêu trên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ công thương đã ban hành thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12 tháng 9 năm 2017 Quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện măt trời.

See the source image

Gần đây Bộ công thương đã ban hành Thông tư 05/2019/TT-BCT ngày 11 tháng 3 năm 2019  Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2017/TT-BCT ngày 12 tháng 09 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ công thương quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời có kèm theo mẫu hợp đồng mua bán điện mặt trời lắp đặt trên máu nhà.

Theo đó hầu hết các nút thắt đã được tháo gỡ, giá mua điện, thời hạn mua, thời hạn thanh toán, phương thức xuất hóa đơn đã được quy định khá rõ ràng.

Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến hệ thống điện mặt trời trên mái nhà có công suất nhỏ hơn 1 MW.

Trước tiên chọn lựa các nhà cung cấp và các thiết bị có chất lượng đã được khẳng định như Canadian hoặc Hanwha Q Cells là hai thương hiệu lớn sản phẩm đã được khẳng định và giá thành cũng cạnh tranh hai tập đoàn khổng lồ này có chiến lược định hướng hài hòa giữa chất lượng và giá thành vì vậy nó luôn được đánh giá cao trong ngành năng lượng của thế giới đặc biệt là các dòng pin cho thương mại và công nghiệp.

Xem  Danh sách các tấm pin mặt trời cấp 1 của Bloomberg 2019

Về bộ biến tần các biến tần năng lượng mặt trời tốt nhất được sản xuất bởi một vài nhà sản xuất nổi tiếng. . Hiện nay, các nhà sản xuất biến tần cụ thể này: Enphase Energy, Pronius, SolarEdge và SMA, ABB… là những thương hiệu được thị trường đánh giá rất cao trong lĩnh vực sản xuất các bộ biến tần năng lượng mặt trời dựa trên chất lượng hoạt động tốt và chế độ bảo hành lâu dài.

 

Một hệ thống điện mặt trời thương mại có giá bao nhiêu?

Theo Hiệp hội các ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Hoa Kỳ, giá trung bình của một dự án điện mặt trời thương mại trên thế giới đã giảm trên 50% trong vòng 2 năm qua và ở Việt Nam nếu đầu năm 2018 suất đầu tư trung bình cho 1kWp nhà dân dung từ 27 triệu đến 30 triệu đồng thì hiện nay đầu năm 2019 chỉ còn trên dưới 20 triệu cho mỗi kWp.

Dự báo giá sẽ còn tiếp tục giảm đáng kể trong thời gian sắp tới. Đó là một thống kê hấp dẫn cho bất kỳ chủ doanh nghiệp và hộ gia đình. Nhưng chủ doanh nghiệp là những nhà đầu tư khôn ngoan. Họ muốn có câu trả lời cho câu hỏi này trước tiên: suất đầu tư bao nhiêu? Giá bán điện? khi nào thu hồi vốn? thủ tục đầu tư có rắc rối không? Hãy bắt đầu với một cái nhìn về từng thành phần của hệ mặt trời thương mại.

Trong tổng dự toán của một hệ thống thì suất đầu tư được phân bổ theo từng phần như sau :

Tấm pin 50% : Tấm pin mặt trời là thành phần chính của bất kỳ hệ mặt trời nào chúng chiếm 50%. Chúng bao gồm các tế bào quang điện (PV) chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành dòng điện trực tiếp (DC). Các tấm pin mặt trời chiếm khoảng một nửa tổng chi phí của hệ mặt trời.

Biến tần 25%: Biến tần chuyển đổi điện một chiều từ các bảng thành điện xoay chiều (AC). Biến tần chiếm khoảng 25 phần trăm của tổng chi phí hệ thống.

Hệ cân bằng hệ thống hay hệ khung định hình 17% :  Cân bằng hệ thống đề cập đến tất cả các thành phần khác tạo nên mảng năng lượng mặt trời, bao gồm khung nhôm định hình, phụ kiện cơ khí, dây cáp quang điện, hệ thống dây điện, ống luồn, tiếp địa, chống set, CB, bảng điện, v.v. Chi phí cho loại này chiếm khoảng 17% tổng giá hệ thống.

Nhân công lắp đặt, cài đặt  8% : Các chi phí còn lại được tính bằng việc lắp đặt, cài đặt, thí nghiệm, test, chạy thử vận hành, kết nối  hệ thống với lưới điện.

 

Chi phí thương mại năng lượng mặt trời trung bình

Bây giờ bạn đã biết các bộ phận của hệ mặt trời, cần hiểu rằng chi phí để có được một hệ thống quang điện mới không chỉ dừng lại với thiết bị. Từ việc cấp phép, đến thuế, chi phí trung bình trên mỗi watt thay đổi theo từng nhãn hiệu và xuất xứ của thiết bị, công suất hệ thống tức là suất đầu tư sẽ càng rẻ khi công suất hệ thống càng lớn hơn.

Chúng ta lấy ví dụ một hệ thống điện mặt trời thương mại có công suất 1.000 kWp – 3pha. Suất đầu tư trung bình cho nhóm thiết bị có suất xứ Châu Á chất lượng trung bình khá vào khoảng 17 triệu/kWp, các thương hiệu thuộc Top 10 thế  vào khoảng 18 triệu/kWp đối với hệ thống 1MWp (lưu ý đối với các gói gia đình suất đầu tư của nhóm G7 khoảng 22 triệu đến 23 triệu cho mỗi KWp)…

Hệ thống 1.000kWp = 12 triệu nhân 1.000 suy ra tổng mức đầu tư là 12 tỷ đồng, nếu chọn thương hiệu Hanwah Q Cells khoảng 13 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí đầu tư Trạm biến áp, đường dây đối với các dự án trên mặt đất…)

Thời gian thu hồi vốn và mức sinh lời :

Đối với dòng pin giá thấp thì độ suy hao hiệu suất rất nhanh, giả sử chọn dòng pin có chất lượng cũng chấp nhận được có độ suy hao hiệu suất 3% mỗi năm, thực tế có thể suy hao nhiều hơn, điều đó đồng nghĩa sản lượng điện mỗi năm sẽ bị sụt giảm đáng kể.

Đối với các hãng lớn thuộc Top 10 thế giới hoặc được xếp hạng bởi Bloomberg hoặc các tổ chức xếp hạng có uy tín trên thế giới thì đều có cam kết bảo hành hiệu suất trên 80% trong vòng 25 năm như Hanwha Q Cells, LG, Sharp, Panasoni, SunPower…và đã được kiểm chứng.

Điều đó trung bình mỗi năm suy hao 0.8%, đồng nghĩa với sản lượng điện hàng năm bị giảm không đáng kể.

Tỷ giá USD/VND giả sử lấy bằng thời điểm hiện tại là 23,245 USD/VNĐ, như vậy giá điện quy ra Việt nam đồng là 2,156 VNĐ/Kwh (trong bảng chúng tôi lấy chẵn 2,156 Đ/kWh) ta cũng giả sử rằng tỷ giá này không thay đổi trong 20 năm mặc dù điều này là không thể.

Từ các dữ liệu trên ta có bảng phân tích dòng tiền trong 20 năm là thời điểm EVN hợp đồng mua điện theo thông tư Thông tư 05/2019/TT-BCT ngày 11 tháng 3 năm 2019.

Hotline tư vấn miễn phí: 0906633505
Hotline: 0906633505
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0906633505 SMS: 0906633505

Lắp đặt điện năng lượng mặt trời

Lắp đặt điện năng lượng mặt trời