CÔNG TY TNHH KHẢI MINH TECH
 Email: info.khaiminhtech@gmail.com
 Hotline: 0789 871 988

Điện Mặt Trời Vùng Sâu: Tự Học-Tự Lắp-Tự Chủ Năng Lượng

Ngày đăng: 14/03/2022 09:23 AM

    NHU CẦU NĂNG LƯỢNG XANH Ở VÙNG NÔNG THÔN XA XÔI

    Ở nhiều vùng nông thôn Tây Nguyên và miền núi Việt Nam, việc tiếp cận điện lưới quốc gia vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Khoảng cách xa, địa hình đồi núi, đường giao thông hạn chế khiến việc kéo điện trở thành một giải pháp tốn kém và phức tạp. Trong bối cảnh đó, điện mặt trời độc lập ngày càng trở thành lựa chọn thiết thực cho người dân – đặc biệt là những hộ gia đình canh tác nông nghiệp quy mô lớn.

    TỪ CHI PHÍ XĂNG DẦU ĐẾN ĐIỆN MẶT TRỜI CÔNG SUẤT LỚN

    Anh Phan Đông, một nông dân ở huyện Krông Buk (Đắk Lắk), từng chi hàng chục triệu đồng mỗi mùa vụ để mua xăng dầu vận hành máy bơm tưới cho khu đất trồng cà phê và sầu riêng rộng hơn 10 hecta. Mỗi lần vận chuyển máy móc lên rẫy vừa cực nhọc, vừa tốn kém. Giải pháp điện mặt trời nảy ra khi anh tính toán chi phí đầu tư dài hạn, và đặc biệt là sự chủ động trong vận hành tưới tiêu.

    Thay vì thuê dịch vụ lắp đặt, anh Đông quyết định tự đi học kỹ thuật điện mặt trời trong 6 tháng, rồi tự mình thiết kế hệ thống cho vườn nhà. Ban đầu, anh lắp đặt hệ thống 12kW sử dụng thường xuyên và 3kW dự phòng cho thắp sáng và sinh hoạt.

    Sau một tháng triển khai, hệ thống điện mặt trời hoàn tất. Gia đình anh không còn phải về trong ngày mà có thể ở lại trực tiếp trên rẫy để làm việc. Thấy hiệu quả, một số hộ dân xung quanh đề nghị mua lại điện phục vụ bơm tưới, từ đó anh nâng công suất hệ thống lên 25kW.

    “Chi phí ban đầu khoảng 400 triệu đồng, tuy không rẻ hơn điện lưới hay máy phát điện truyền thống, nhưng mang lại sự chủ động tuyệt đối, không lo cúp điện, không lệ thuộc xăng dầu – đặc biệt trong mùa khô”, anh Đông chia sẻ.

    Hệ thống điện mặt trời vùng xa chủ yếu phục vụ tưới tiêu. Ảnh: Bảo Lâm

    ĐIỆN MẶT TRỜI Ở NÔNG THÔN: TỰ HỌC-TỰ LẮP-TỰ VẬN HÀNH

    Anh Văn Cường, 27 tuổi, sống ở huyện Krông Năng, cũng lựa chọn đầu tư hệ thống điện mặt trời vì tình trạng điện lưới không ổn định, thường xuyên bị cắt. Nhờ có nền tảng từ chuyên ngành kỹ thuật điện và tự học thêm trên internet, anh đã tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất 18,5kW, trong đó sử dụng thường xuyên khoảng 15kW.

    Chi phí cho toàn bộ hệ thống, gồm pin năng lượng mặt trời, inverter, giàn khung, dây dẫn, thiết bị phụ trợ… chỉ khoảng 150 triệu đồng – tiết kiệm một nửa so với thuê đơn vị thi công.

    “Hệ thống này vừa phục vụ sinh hoạt, vừa cung cấp điện cho một số hộ xung quanh. Theo tính toán, tôi có thể thu hồi vốn sau 2–3 năm, đồng thời hoàn toàn làm chủ việc sửa chữa và vận hành”, anh Cường nói.

    NHỮNG HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI CÔNG SUẤT LỚN TRÊN 10KW

    Các mô hình như của anh Đông và anh Cường đang mở ra một xu hướng mới: tự đầu tư và vận hành hệ thống điện mặt trời công suất lớn tại vùng sâu vùng xa, phục vụ nông nghiệp, đặc biệt là tưới tiêu tự động quy mô lớn. So với hệ thống từ 1–5kW phổ biến tại các hộ dân, hệ thống trên 10–25kW đòi hỏi nhiều kiến thức kỹ thuật và nguồn vốn ban đầu, nhưng hiệu quả lâu dài là rất rõ ràng.

    Cấu hình cơ bản của hệ thống:

    NHỮNG THÁCH THỨC KHÔNG NHỎ

    Dù hiệu quả, nhưng để lắp đặt thành công hệ thống điện mặt trời vùng sâu không phải chuyện đơn giản.

    Một số khó khăn phổ biến:

    LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA

    Ngô Thu, chuyên gia về năng lượng mặt trời, cho biết việc tự thi công các hệ thống này giúp tiết kiệm chi phí, tuy nhiên người thực hiện phải thực sự am hiểu kỹ thuật:

    “Không chỉ lắp xong là xong. Người làm cần hiểu từ việc chọn tấm pin, thiết bị chuyển đổi, đấu nối an toàn đến bảo trì định kỳ. Nhất là với công suất lớn, nếu không đúng kỹ thuật, dễ gây sự cố nguy hiểm”.

    Anh khuyến cáo người dân nên:

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    0