(BVPL) – Việc cắt giảm công suất tại các dự án điện gió, điện mặt trời do quá tải lưới điện đã gây thiệt hại cho các nhà đầu tư gần 50 tỉ đồng, tính đến cuối tháng 6/2019. Nết tình trạng còn tiếp diễn, con số thiệt hại có thể lên đến khoảng 480 tỉ đồng.
Báo cáo của UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, tính đến hết tháng 9, gần 20 dự án năng lượng tái tạo của địa phương đã vận hành, tổng công suất khoảng 1.150MW, trong đó điện mặt trời (ĐMT) khoảng 1.040MW, điện gió 110MW.
Hiện có 10 nhà máy trong số này với tổng công suất 359MW phải thực hiện cắt giảm công suất đến 60%.
Tính đến 30/6, sản lượng điện giảm phát của 10 nhà máy lên đến khoảng 23,2 triệu kWh gây thiệt hại cho chủ đầu tư gần 50 tỉ đồng.
Trong khi đó, hầu hết các dự án đầu tư lưới điện 110 kV và 220 kV trên địa bàn đều chậm tiến độ. Tỉnh Ninh Thuận lo ngại, nếu tình hình này còn tiếp tục đến cuối năm 2019, sản lượng điện phải cắt giảm có thể lên đến 224 triệu kWh, gây thiệt hại khoảng 479,4 tỷ đồng.
Ngoài việc ảnh hưởng hiệu quả đầu tư, việc giảm công suất phát điện khiến phương án tài chính và tiến độ trả lãi cho ngân hàng của nhà đầu tư bị xáo trộn.
Văn Nguyễn
- Giảm mạnh điện than, tăng năng lượng tái tạo (24.08.2022)
- Việt Nam ưu tiên phát triển năng lượng sạch (17.03.2022)
- Nông dân vùng sâu tự lắp điện mặt trời công suất lớn (14.03.2022)
- Điện mặt trời áp mái trường nội trú (12.03.2022)
- Siêu dự án điện mặt trời nổi (11.03.2022)
- Cô, trò vùng cao thấp thỏm 'canh' điện mặt trời để soạn giáo án, học bài (11.03.2022)
- Năng lượng tái tạo phát triển “ồ ạt”, Bộ Công Thương yêu cầu rà soát (10.03.2022)