DMCA.com Protection Status
CÔNG TY TNHH KHẢI MINH TECH
 Email: info.khaiminhtech@gmail.com
facebook
 Hotline: 0906633505
Lắp đặt điện mặt trời Khải Minh
Chinh sach khách hàng
Lắp đặt điện mặt trời Khải Minh
Lắp đặt điện mặt trời Khải Minh
“Chuyển dịch năng lượng bền vững: Cơ hội và thách thức cho ĐBSCL”

(TN&MT) - Đây là chủ đề Hội thảo do Trung tâm Phát triển sáng tạo Xanh (GreenID) phối hợp Sở NN&PTNT tỉnh An Giang tổ chức vào sáng 20/9, tại tỉnh An Giang, với sự tham dự của đại diện các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bạc Liêu, Cà Mau; các nhà khoa học, chuyên gia; các trường đại học, viện nghiên cứu…

HT

Toàn cảnh Hội thảo

Theo bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Điều hành GreenID, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang là vùng có tiềm năng chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ, đặc biệt An Giang là tỉnh đi đầu trong ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo (NLTT). Để cập nhật tình hình phát triển NLTT ở ĐBSCL, chia sẻ các giải pháp tại địa phương, Hội thảo “Chuyển dịch năng lượng bền vững: cơ hội và thách thức cho ĐBSCL” nhằm chia sẻ và thúc đẩy các sáng kiến từ cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương về các mô hình phát triển NLTT phân tán và kết hợp.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tham luận về xu thế chuyển dịch năng lượng toàn cầu và hiện trạng phát triển NLTT ở ĐBSCL. Tọa đàm cơ hội và thách thức để phát triển NLTT tại ĐBSCL. Trình bày các sáng kiến, giải pháp phân tán và kết hợp về NLTT, bao gồm: Mô hình phát triển kết hợp điện mặt trời trong sản xuất nông nghiệp; mô hình phát triển điện mặt trời mái nhà kết hợp tại An Giang; hiệu quả mô hình điện mặt trời mái nhà hộ gia đình.

Hội thảo này nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam 2019, do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA), Liên minh Hành động vì khí hậu Việt Nam (VCCA) và nhóm Công tác về Biến đổi khí hậu (CCWG) tổ chức đã và đang diễn ra từ ngày 17/9 đến 20/9.

Hùng Long

 

Hotline tư vấn miễn phí: 0906633505
Hotline: 0906633505
Chỉ đường icon zalo Zalo: 0906633505 SMS: 0906633505

Lắp đặt điện năng lượng mặt trời

Lắp đặt điện năng lượng mặt trời