BNEWS.VN Ngày 20/9, Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết, tỷ lệ điện được sản xuất từ năng lượng tái tạo ở nước này đã tăng lên 46% trong quý II/2019.
Theo đó, tổng cộng 56 tỷ kWh điện đã được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo, tăng 6,3% so với quý II/2018.
Với tỷ lệ 29%, than vẫn là nguồn năng lượng quan trọng nhất cho sản xuất điện ở Đức, tiếp theo là năng lượng gió với tỷ lệ 20%, quang điện (13%) và năng lượng hạt nhân (12%), Destatis lưu ý.
Mặc dù tỷ lệ năng lượng tái tạo ở Đức đã tăng so với mức 41% so với năm ngoái, nhưng vẫn xa mục tiêu quốc gia là 65% sản lượng điện tái tạo vào năm 2030.
Ngày 20/9, các chính đảng trong liên minh cầm quyền Đức đã đạt được sự đồng thuận về một gói bảo vệ khí hậu mới, bao gồm mức giá carbon trong nước và khả năng áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn trong tương lai. Cũng theo thỏa thuận đạt được, gói bảo vệ khí hậu mới này có giá trị 50 tỷ euro (55,2 tỷ USD) sẽ được Chính phủ Đức tài trợ đến năm 2023.
Thỏa thuận này được xem là một trong những định hướng quan trọng cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong nhiều thập kỷ tới và cũng là sự thỏa hiệp cần thiết giữa liên đảng bảo thủ CDU/CSU của Thủ tướng Merkel với đảng đối tác SPD./.
- Giảm mạnh điện than, tăng năng lượng tái tạo (24.08.2022)
- Việt Nam ưu tiên phát triển năng lượng sạch (17.03.2022)
- Nông dân vùng sâu tự lắp điện mặt trời công suất lớn (14.03.2022)
- Điện mặt trời áp mái trường nội trú (12.03.2022)
- Siêu dự án điện mặt trời nổi (11.03.2022)
- Cô, trò vùng cao thấp thỏm 'canh' điện mặt trời để soạn giáo án, học bài (11.03.2022)
- Năng lượng tái tạo phát triển “ồ ạt”, Bộ Công Thương yêu cầu rà soát (10.03.2022)