VTV.vn- Nếu các quy hoạch điện trước đây vẫn chủ yếu dựa vào nguồn điện truyền thống thì theo dự kiến, Quy hoạch điện VIII sẽ tập trung nhiều hơn vào phát triển năng lượng tái tạo.
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, nhu cầu năng lượng cả nước mỗi năm tăng khoảng 10% và đến năm 2030 cơ cấu nguồn điện của Việt Nam sẽ phải đạt gần 130.000 MW, tương ứng với điện năng thương phẩm là hơn 500 tỷ kWh. Trong đó, cơ cấu nguồn có đầy đủ thành phần: Thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, năng lượng tái tạo… Tuy nhiên, nguồn năng lượng dùng cho phát điện đang dần cạn kiệt và sẽ phải phụ thuộc vào nhập khẩu trong tương lai gần với chi phí khá cao. Do vậy, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ được ưu tiên để phát triển.
Theo tính toán, mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 1.700 giờ chiếu sáng, trong khi đó điện mặt trời và điện gió phần nhiều do thời tiết quyết định. Như vậy, kịch bản Quy hoạch điện VIII dự kiến, cùng với các giải pháp phát triển lưới điện truyền tải từ 220kV trở lên thì việc cân đối, phát triển hợp lý các nguồn điện điện truyền thống và năng lượng tái tạo là yêu cầu được đặt ra.
Theo kế hoạch, đến tháng 6/2020, Quy hoạch điện VIII sẽ phải hoàn thành. Việc tính toán để phát triển các nguồn như nhiệt điện khí, nhiệt điện than, năng lượng tái tạo và các thành phần khác theo cơ cấu như thế nào để phù hợp với nền kinh tế, đang là một thách thức được đặt ra.
- Giảm mạnh điện than, tăng năng lượng tái tạo (24.08.2022)
- Việt Nam ưu tiên phát triển năng lượng sạch (17.03.2022)
- Nông dân vùng sâu tự lắp điện mặt trời công suất lớn (14.03.2022)
- Điện mặt trời áp mái trường nội trú (12.03.2022)
- Siêu dự án điện mặt trời nổi (11.03.2022)
- Cô, trò vùng cao thấp thỏm 'canh' điện mặt trời để soạn giáo án, học bài (11.03.2022)
- Năng lượng tái tạo phát triển “ồ ạt”, Bộ Công Thương yêu cầu rà soát (10.03.2022)