Sembcorp Industries (Sembcorp) và các đối tác vừa ký các cam kết phát triển một loạt giải pháp đô thị và năng lượng hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững của Việt Nam.
Cụ thể, việc phát triển khu VSIP Bình Dương 1.000 ha (công viên III) VSIP Bình Dương (công viên III) do Sembcorp và Becamex IDC (Becamex) đồng phát triển sẽ bắt đầu triển khai. Sembcorp sẽ nghiên cứu khả năng cung cấp một loạt các giải pháp bền vững như năng lượng mặt trời tích hợp vi lưới điện, lưu trữ năng lượng, xử lý nước thải và cơ sở hạ tầng sạc xe điện.
Sembcorp sẽ hợp tác với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững xanh của Việt Nam qua Biên bản ghi nhớ (MOU).
Thành lập Trung tâm Giải pháp Bền vững EIU-Sembcorp qua Biên bản ghi nhớ với Đại học Quốc tế Miền Đông Việt Nam (EIU).
Các cam kết này nhằm theo đuổi mục tiêu chung trong việc thúc đẩy các giải pháp bền vững để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và củng cố nguồn nhân lực cho ngành năng lượng mặt trời tại Việt Nam.
Quyết định nghiên cứu, thành lập Trung tâm Sáng tạo i4.0 Việt Nam-Singapore tại EIU cũng sẽ được triển khai thông qua VSIP và Biên bản ghi nhớ với EIU, Becamex, Đại học Bách Khoa Quốc tế Singapore và Liên minh chuyển đổi Smart i4.0 có trụ sở tại Singapore (SiTA).
Với mục tiêu đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ công nghiệp 4.0 (i4.0) trong ngành sản xuất của Việt Nam, các kế hoạch đang được thực hiện cho Trung tâm do VSIP và Becamex đồng tài trợ, đào tạo cho sinh viên tại EIU, được hỗ trợ bởi Đại học Bách Khoa Quốc tế Singapore và SiTA.
Trung tâm cũng sẽ đào tạo, tư vấn, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ có trụ sở tại các khu công nghiệp VSIP và Becamex. Qua đó sẽ áp dụng các giải pháp i4.0 phù hợp nâng cao hiệu quả hoạt động và xây dựng hệ sinh thái cho một lực lượng lao động sẵn sàng cho tương lai trong lĩnh vực này.
Các thỏa thuận của Sembcorp và các đối tác đã được trình lên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên chủ chốt của Chính phủ trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch nước tới Singapore (từ ngày 24-26/2/2022) |
Các thỏa thuận trên đã được trình lên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên chủ chốt của Chính phủ trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước tới Singapore tuần qua.
Theo ông Wong Kim Yin, Chủ tịch và Tổng giám đốc Tập đoàn Sembcorp Industries, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á và là thị trường cốt lõi trong chiến lược chuyển đổi của Sembcorp. Các hợp tác trên tái khẳng định cam kết sâu sắc của Tập đoàn đối với Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Việt Nam tới Singapore, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đến thăm Trang trại năng lượng mặt trời nổi Sembcorp Tengeh trên Hồ chứa nước Tengeh, một trong những hệ thống quang điện mặt trời nổi trong đất liền lớn nhất thế giới.
Sembcorp là một trong những động lực chính của quan hệ đối tác kinh tế Việt Nam-Singapore và đã đầu tư vào Việt Nam hơn 25 năm với chuyên môn về phát triển các giải pháp năng lượng và đô thị tích hợp. Tập đoàn này đã thành lập 11 khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP), mang lại đầu tư 15,6 tỷ USD và tạo ra hơn 293.000 cơ hội việc làm trong nước.
Sembcorp cũng là đối tác sản xuất điện lâu năm của Việt Nam thông qua việc phát triển dự án điện độc lập đầu tiên của đất nước - nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp công suất 746 MW.
Sembcorp cũng đang mở rộng quy mô đầu tư vào năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Vào tháng 12/2021, Sembcorp đã công bố một thỏa thuận hợp tác với BCG Energy để cùng tìm hiểu và phát triển một danh mục lên tới 1,5 GW cho các dự án năng lượng gió và năng lượng mặt trời tại Việt Nam.
- Giảm mạnh điện than, tăng năng lượng tái tạo (24.08.2022)
- Việt Nam ưu tiên phát triển năng lượng sạch (17.03.2022)
- Nông dân vùng sâu tự lắp điện mặt trời công suất lớn (14.03.2022)
- Điện mặt trời áp mái trường nội trú (12.03.2022)
- Siêu dự án điện mặt trời nổi (11.03.2022)
- Cô, trò vùng cao thấp thỏm 'canh' điện mặt trời để soạn giáo án, học bài (11.03.2022)
- Năng lượng tái tạo phát triển “ồ ạt”, Bộ Công Thương yêu cầu rà soát (10.03.2022)